Gói bánh chưng ngày Tết – Nét đẹp văn hóa Việt
Tết đến Xuân về, muôn nơi nhà nhà náo nức chuẩn bị cho ngày Tết cổ truyền sao cho được tươm tất, đầy đủ. “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ - Cây nêu, tràng pháo bánh chưng xanh”... 

Trong câu đối quen thuộc khi nói về sản vật đặc trưng ngày Tết, chiếc bánh chưng xanh luôn mang giá trị tinh thần không thể thiếu của dân tộc Việt Nam. Mỗi dịp Tết đến xuân về, quây quần gói bánh chưng, trông bánh bên bếp lửa đã trở thành một tập quán, nét đẹp văn hóa của các gia đình Việt.

anh tin bai

Cả gia đình quây quần gói bánh chưng tại phường Bắc Lệnh

Với người dân Việt Nam, mỗi dịp Tết đến Xuân về, trong nhà nếu thiếu những chiếc bánh chưng xanh, chắc hẳn không khí Tết cổ truyền sẽ không được trọn vẹn. Vào những ngày giáp Tết, phong tục gói bánh chưng được nhiều gia đình duy trì và gìn giữ như một nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời. Với nhiều gia đình hoạt động này lại càng thêm ý nghĩa bởi đây là dịp cả gia đình quây quần cùng nhau gói bánh chưng, ngồi trông nồi bánh trên bếp lửa để cảm nhận không khí Tết đang ùa về cùng tình cảm gia đình ấm áp.

anh tin bai
anh tin bai

Người dân xã Hợp Thành tập trung gói bánh chưng gù ngày Tết

Để làm ra được một chiếc bánh chưng truyền thống đẹp mắt và thơm ngon, với những nguyên liệu chính rất gần gũi bao gồm gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn... đòi hỏi bàn tay khéo léo gói gọn lại thành chiếc bánh chưng xanh vuông vắn. Nếu như bánh cổ truyền mang hình dáng vuông vắn, thì đối với đồng bào các dân tộc tại các xã Đồng Tuyển, Cốc San, Tả Phời, Hợp Thành... Bánh chưng mang một hình dáng khác với tên gọi là bánh gù. Bánh gù được gói với phần lưng lồi lên giống như hình đỉnh núi và được bao quanh bởi các đường lạt chạy ngang thân bánh. Đây cũng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết của đồng bào dân tộc trên địa bàn thành phố, làm nên hương vị, không khí cho bữa cơm gia đình thêm ấm cúng.

Về hình dáng chiếc bánh chưng, mỗi dân tộc, vùng miền sẽ có cách gói bánh chưng khác nhau, nhưng tất cả bánh đều giống nhau là có hình vuông hoặc lưng gù. Khi gói xong, cho vào nồi luộc kỹ từ 12 - 14 giờ. Khi bánh chín mềm, vớt ra, rửa sạch, để lên bàn, sau đó dùng tấm ván chèn lên, có thể chèn thêm một số vật nặng cho bánh rút nước.

anh tin bai

Hoạt động gói bánh chưng tại ngày hội Tết trường Tiểu học Bắc Cường

Nhịp sống hiện đại ngày nay tuy có phần bận rộn hơn, tuy nhiên ẩn sâu trong chiếc bánh chưng ngày Tết vẫn mang rất nhiều ý nghĩa. Giờ đây, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy và thưởng thức bánh chưng quanh năm. Nhưng có lẽ chỉ vào dịp Tết Nguyên Đán, khi cùng trở về quây quần bên gia đình gói và ăn bánh chưng, cảm giác đó khó có thể tìm thấy vào dịp nào khác trong năm. Đó là hương vị của không khí đoàn tụ, tình cảm gia đình ấm áp, hương vị của Tết cổ truyền đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người con đất Việt./.

Thanh Mai
Tin tức
Đăng nhập
Designed by VNPT
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1